THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT ĐÔNG LẠNH VỀ VIỆT NAM 2023
Thịt đông lạnh nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong cung cấp sự đa dạng và lựa chọn cho thực đơn của người tiêu dùng. Nhập khẩu thịt đông lạnh có thể cung cấp một nguồn cung ứng ổn định, đảm bảo sự phong phú và tiện lợi cho thị trường thực phẩm. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thịt đông lạnh cũng đặt ra các thách thức về chất lượng, an toàn thực phẩm. Do đó, quản lý và kiểm soát trong quá trình nhập khẩu là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm đang quan tâm đến mặt hàng thịt đông lạnh. Tuy nhiên, để nhập khẩu đực mặt hàng này về Việt Nam thì các đơn vị cần phải nắm rõ mức thuế suất, các chính sách, THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT ĐÔNG LẠNH hiện hành.
1. Chính sách nhập khẩu thịt đông lạnh
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thịt đông lạnh về Việt Nam thì cần phải tuân theo các chính sách được quy định dưới đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015
- Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016
- Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017
Theo các văn bản pháp luật ở trên, thịt đông lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nên có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
Cấm nhập khẩu các loại thịt nằm trong sách đỏ IUCN
Hiện nay chỉ có 24 nước mới được cấp phép xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam. Vì thế các đơn vị nhập khẩu cần kiểm tra xem công ty xuất khẩu có nằm trong danh sách được cấp phép không.
Thịt đông lạnh cần được kiểm dịch động vật khi nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu để sản xuất - xuất khẩu, bán vào khu chế xuất thì không cần làm kiểm dịch động vật.
2. Mã Hs code và thuế nhập khẩu thịt đông lạnh
Mã hs code của thịt đông lạnh
Dựa vào từng loại thịt khác nhau sẽ có các mã hs code tương ứng, thịt đông lạnh có mã hs code nằm ở chương 02. Có rất nhiều loại thịt đông lạnh được nhập khẩu vào Việt Nam như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, thịt vịt, thịt cừu, thịt dê…. Cụ thể ở bảng sau:
Thuế nhập khẩu thịt đông lạnh
Sau khi đã xác định được mã hs code chuẩn của thịt đông lạnh thì doanh nghiệp có thể biết được mức thuế của mặt hàng.
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Từ 5% đến 40%
- Thuế giá trị gia tăng: 5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0-5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%
3. Bộ hồ sơ nhập khẩu thịt đông lạnh
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu thịt đông lạnh gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Giấy phép nhập khẩu
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật và kết quả kiểm dịch động vật
- Giấy chứng nhận Health Certificate (HC)
- Các giấy tờ khác ( Nếu có)
4. Quy trình nhập khẩu thịt đông lạnh
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm các đối tác cung cấp thịt đông lạnh ở các thị trường khác nhau. Kiểm tra xem nhà xuất khẩu có nằm trong danh mục 24 nước được phép xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam hay không. Sau khi 2 bên đã đạt được thỏa thuận thì tiến hành ký kết hợp đồng và chuẩn bị các chứng từ cần thiết để nhập khẩu lô hàng về Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu cần thực hiện theo các bước sau đây để thông quan lô hàng.
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu thịt đông lạnh của cục Thú y
Đơn vị có thể xin giấy phép nhập khẩu bằng cách nộp hồ sơ giấy hoặc xin trực tuyến thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia. Có giấy phép nhập khẩu mới có thể làm tiếp thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch thịt được.
Hồ sơ gồm có:
- Đề nghị cấp Giấy phép
- Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
- Giấy kiểm dịch nhập khẩu.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch và mở tờ khai hải quan
Sau khi đã có tờ khai hải quan, doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm dịch bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống một cửa quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký trực tiếp bằng hồ sơ tại cục Thú y. Thời gian xử lý có thể từ 5 đến 7 ngày.
Sau khi có đơn đăng ký kiểm dịch đã được xác nhận bởi cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền thì tiến hành mở tờ khai nhập khẩu. Tiếp theo tùy thuộc vào luồng tờ khai sẽ có hướng xử lý khác nhau:
- Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngày.
- Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
- Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lấy mẫu kiểm dịch sẽ được tiến hành song song với khi làm thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh. Sau khi có kết quả kiểm dịch doanh nghiệp sẽ tiến hành bổ sung thêm hồ sơ để tiến hành thông quan hàng hóa.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Nếu có phát sinh vấn đề nào thì doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.
Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho.
5. Những lưu ý khi nhập khẩu thịt đông lạnh
Để nhập khẩu thịt đông lạnh về Việt Nam cần xin giấy phép nhập khẩu.
Thịt đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam cần làm kiểm dịch động vật theo quy định.
Đơn vị nhập khẩu cần yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận Health Certificate (HC).
Mặt hàng thịt đông lạnh có chi phí lưu cont, lưu bãi rất cao nên các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ thủ tục đầy đủ và kỹ càng để tránh trường hợp phát sinh.
Thịt đông lạnh phải dán nhãn khi nhập khẩu vào Việt Nam. Nhãn sẽ được dán trên bề mặt của kiện hàng như bề mặt thùng carton, mặt kiện gỗ, bề mặt sản phẩm…
Doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định với nhà nước khi nhập khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ không bắt buộc có tuy nhiên doanh nghiệp nhập khẩu nên xin chứng nhận này để được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất.
Doanh nghiệp cần xác định đúng mã hs code để làm hồ sơ thủ tục đúng. Tránh trường hợp xác định sai sẽ mất thêm thời gian xử lý và có thể bị phạt.
SƯU TẦM GOOGLE